TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Giá thép trong nước: Nóng - lạnh khó lường
Mạnh Đức
Giá thép có xu hướng tăng.
Thép xây dựng tiếp tục đồng loạt tăng giá
Hòa Phát tăng giá thép xây dựng và thép cuộn
Mới đây, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên ra thông báo tăng giá thép. Theo đó, giá thép cây và thép cuộn các loại đồng loạt tăng 200.000 đồng/tấn, trên phạm vi toàn quốc. Mức giá mới sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 7/10.
Theo công ty, nguyên nhân của việc tăng giá bán là do giá phôi thép và nguyên liệu đầu vào thời gian qua liên tục tăng.
Theo công ty, nguyên nhân của việc tăng giá bán là do giá phôi thép và nguyên liệu đầu vào thời gian qua liên tục tăng.Mới đây, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên ra thông báo tăng giá thép. Theo đó, giá thép cây và thép cuộn các loại đồng loạt tăng 200.000 đồng/tấn, trên phạm vi toàn quốc. Mức giá mới sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 7/10.
Theo công ty, nguyên nhân của việc tăng giá bán là do giá phôi thép và nguyên liệu đầu vào thời gian qua liên tục tăng.
Trong 9 tháng qua, hoạt động bán hàng Tập đoàn Hòa Phát tăng mạnh mặc dù chịu tác động bởi dịch COVID-19. Theo đó, lượng bán hàng thép xây dựng đạt 327.000 tấn, giảm 7% so với cùng kỳ nhưng tăng 22% so với tháng 8; thép cuộn cán nóng là 176.000 tấn, còn lại là phôi thép, tôn mạ, ống thép các loại.
Hoạt động xuất khẩu thép thành phẩm các loại của Hòa Phát trong tháng vừa qua tăng trưởng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu thép xây dựng Hòa Phát kỷ lục 120.000 tấn, gần gấp đôi so với cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu chính là Australia, Canada, Hong Kong, Hàn Quốc, và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tôn Hòa Phát cũng ghi nhận lượng xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay với gần 50.000 tấn, gấp 2 lần tháng trước. Sản phẩm ống thép Hòa Phát xuất khẩu tăng 50% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng 2021, Tập đoàn Hòa Phát đạt sản lượng thép thô 6,1 triệu tấn, tăng 50% so với cùng kỳ. Lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 6,3 triệu tấn, tăng 43%.
Trong đó, thép xây dựng là 2,8 triệu tấn, tăng 12%. Thép cuộn cán nóng (HRC) đạt gần 2 triệu tấn. Tôn Hòa Phát ghi nhận 273.000 tấn, gấp 2,6 lần cùng kỳ. Sản phẩm ống thép là 498.000 tấn, giảm 12% so với 9 tháng 2020.
Hòa Phát hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á với công suất thép thô 8 triệu tấn/năm. Sau 9 tháng, tập đoàn đã thực hiện 76% kế hoạch sản lượng. đoàn đã thực hiện 76% kế hoạch sản lượng.
Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 8/2021 và 8 tháng đầu năm 2021
(Theo Bản tin Hiệp hội Thép tháng 9/2021)
Dịch Covid-19 với biến chủng mới diễn biến phức tạp, tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất công nghiệp trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2021.
Tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép:
Quặng sắt loại 62%Fe: Giá quặng sắt ngày 8/9/2021 giao dịch ở mức 132,8-133,2 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm mạnh khoảng 33 USD/tấn so với thời điểm 11/8/2021.Than mỡ luyện cốc: Giá than mỡ luyện cốc (Premium Hard coking coal) xuất khẩu tại cảng Úc ngày 8/9/2021 giao dịch ở mức khoảng 300 USD/tấn FOB, tăng mạnh 78,5USD so với đầu tháng 8/2021.
Thép phế liệu:Giá thép phế liệu loại HMS ½ 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 483USD/tấn CFR Đông Á ngày 8/9/2021. Mức giá này giảm 12USD/tấn so với hồi đầu tháng 8/2021. Giá thép phế chào bán tại các thị trường Mỹ, Châu Âu ổn định, trong khi Đông Á có xu hướng giảm.
Điện cực graphite: Giá điện cực graphite (GE) của Trung Quốc giao dịch ở mức 26.000-27.000 NDT/tấn (4.025-4.180 USD/tấn) trong khi loại HP 450mm ở mức 21.000 – 22.000 NDT/tấn (3.200 – 3.400 USD/tấn). Mức giá này tăng trung bình ~ 34% kể từ đầu năm 2021.Cuộn cán nóng HRC: Giá HRC ngày 8/9/2021 ở mức 870 USD/T, CFR cảng Đông Á, giảm khoảng 47 USD/Tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 8/2021.
Tình hình sản xuất – bán hàng các sản phẩm thép:
Tháng 8/2021:
Sản xuất thép thành phẩm đạt 2,35 triệu, giảm 1,9% so với tháng 7/2021, tương đương với mức sản lượng cùng kỳ năm 2020;Bán hàng thép các loại đạt 1,9 triệu tấn, giảm lần lượt 9,4% so với tháng trước, và giảm 8% so với tháng 8/2020.Tính chung 8 tháng đầu năm 2021:
-Sản xuất thép các loại đạt hơn 20,6 triệu tấn, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2020;
-Bán hàng thép các loại đạt hơn 18 triệu tấn, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước;
-Trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 4,7 triệu tấn, tăng 74,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép tháng 7/2021:
Tình hình nhập khẩu:
Tháng 7/2021: Nhập khẩu thép về Việt Nam đạt 932,7 triệu tấn với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, giảm 17,03% về lượng và giảm 11,88% về trị giá so với tháng trước; so với cùng kỳ năm trước giảm 34,27% về lượng nhưng tăng 34,42% về giá trị. 7 tháng đầu năm 2021: Nhập khẩu thép về Việt Nam là 8,03 triệu tấn với trị giá hơn 6,79 tỷ USD, giảm 1,16% về lượng nhưng tăng 44,08% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, Việt Nam đã nhập siêu 1,19 tỷ USD trong 7 tháng.Tình hình xuất khẩu:
Tháng 7/2021, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt 1,148 triệu tấn, tăng 12,38% so với tháng trước và tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2020 về sản lượng xuất khẩu. Trị giá xuất khẩu đạt hơn 1.085 tỷ USD tăng 16,77% so với tháng 6/2021 và tăng hơn 1,42 lần so với cùng kỳ năm 2020.Trong 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu thép đạt 7,015 triệu tấn, với trị giá đạt 5,6 tỷ USD đến hơn 20 quốc gia và khu vực trên thế giới.Giá thép xây dựng hôm nay 24/9: Quay đầu giảm xuống mức 5.504 nhân dân tệ/tấn
Giá thép hôm nay giảm xuống mức 5.504 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Nguồn cung quặng sắt từ Brazil đang dần hồi phục sau thảm họa đập thủy điện và những tác động tiêu cực của đại dịch. Trong khi đó, nhu cầu lại đang có xu hướng suy yếu.
Giá thép hôm nay đi xuống
Giá thép hôm nay giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 123 nhân dân tệ xuống mức 5.504 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).
Sự đảo ngược gần đây trong giá của các thành phần sản xuất thép thậm chí còn nhanh hơn và có thể sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Tuy nhiên, các công ty khai thác lớn đang kiên cường chống lại sự suy giảm.
Vào tuần trước, giá quặng sắt đã giảm gần 20% xuống 103 USD/tấn và giảm hơn một nửa trong hai tháng qua. Trong giao dịch kỳ hạn tại Singapore hôm thứ Hai (20/9), giá mặt hàng này đã giảm xuống mức 90 USD/tấn.
Đây được xem là sự thay đổi mạnh mẽ khi trước đó, trong khoảng thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 7/2021, thị trường Trung Quốc đã chứng kiến giá giao ngay tăng vọt, có lúc ghi nhận mức 230 USD/tấn.
Nguồn cung từ Brazil đang dần hồi phục sau thảm họa đập thủy điện và những tác động tiêu cực của đại dịch. Trong khi đó, nhu cầu lại đang có xu hướng suy yếu.
Hiện tại, Bắc Kinh - nơi chiếm khoảng một nửa sản lượng thép của thế giới, đã hạn chế sản lượng để kiềm chế giá hàng hóa tăng cao và hỗ trợ các nỗ lực khử cacbon, đặc biệt là cho Thế vận hội mùa Đông vào tháng 2/2022.
Và khi vaccine giúp xã hội mở cửa trở lại, chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu đang chuyển sang dịch vụ và tránh xa các thiết bị, phương tiện phụ thuộc vào thép.
Tất cả những xu hướng đó có khả năng kéo giá quặng sắt xuống dưới mức 100 USD/tấn, mức giá phổ biến trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2019.
Các công ty khai thác hàng đầu như BHP, Rio Tinto và Fortescue chắc chắn sẽ phải chịu ảnh hưởng từ xu hướng giảm giá của quặng sắt, song chi phí khai thác của họ thấp hơn mức giá khoảng 20 USD/tấn.
Ngoài ra, các công ty này cũng đã tìm cách đa dạng hóa sang các loại khoáng sản khác, chẳng hạn như đồng và than luyện kim, hoặc mở rộng và đầu tư vào các lĩnh vực khác, bao gồm cả kali và hydro xanh.
Thị trường thép hình thành mặt bằng giá mới
Sau suốt một thời gian tăng giá chóng mặt, đặc biệt là tháng 5-6/2021, giá thép đã liên tục tăng mạnh hơn 50% so với thời điểm đầu năm, cho đến nay thị trường thép đã hình thành mặt bằng giá mới cao hơn so với năm trước.
Tác động của giá nguyên liệu
Thông tin từ Bộ Công Thương cho hay, để phục hồi nền kinh tế do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ các nước trên thế giới ban hành nhiều gói kích thích kinh tế hàng chục nghìn tỷ USD làm cho giá các loại nguyên liệu sơ cấp của nền kinh tế thế giới (giá dầu mỏ, giá nguyên liệu thô, giá vận chuyển vật liệu) tăng.
Sau khoảng thời gian sốt giá bất thường kể từ tháng 12/2020, hiện tại, thị trường thép đã đi vào ổn định. Giá sản phẩm thép đã hình thành nên mặt bằng giá mới cao hơn.
Theo thống kê từ Hiệp hội Thép Việt Nam, lượng nguyên liệu để sản xuất thép của các doanh nghiệp chủ yếu là nhập khẩu (ngoại trừ việc Công ty CP Gang thép Thái Nguyên thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam sử dụng nguyên liệu quặng sắt tự khai thác với sản lượng thấp khoảng 300.000 tấn/năm), số lượng quặng sắt và thép phế phục vụ sản xuất thép năm 2021 dự kiến tăng cao so với năm 2020.
Theo ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, giá nguyên liệu nhập khẩu của các nhà máy sản xuất thép đều tăng. Cụ thể, giá quặng sắt tháng 5 năm 2021 tăng so với giá tháng 2 năm 2020 là 2,4 lần (giá quặng tăng từ 86 USD/tấn lên 206 USD /tấn) và tăng so với tháng 12 năm 2020 là 32% (giá quặng tăng từ 156 USD/tấn lên 206 USD /tấn); Giá thép phế liệu tháng 5 năm 2021 tăng so với giá tháng 2 năm 2020 là 1,9 lần (giá quặng tăng từ 270 USD/tấn lên 512 USD /tấn) và tăng so với tháng 12 năm 2020 là 18% (giá quặng tăng từ 435 USD/tấn lên 512 USD /tấn).
Tuy nhiên, giá quặng sắt khai thác tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên lại ít biến động, giá quặng sắt tháng 5 năm 2021 so với tháng 2 năm 2020 chỉ tăng 8%.
Đại diện Tập đoàn Hòa Phát cũng cho biết, giá bán sản phẩm thép trong 5 tháng đầu năm 2021 tăng so với năm 2020 do biến động giá nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, việc tăng bán sản phẩm vẫn thấp hơn so với sự biến động tăng giá đầu vào.
Cụ thể, trên thị trường, giá phôi thép tháng 5 năm 2021 tăng so với giá tháng 2 năm 2020 là 62% (từ 9.433.697 đồng/tấn lên 15.278.360 đồng/tấn) và tăng so với tháng 12 năm 2020 là 41% (từ 10.800.000 đồng/tấn lên 15.278.360 đồng/tấn).
Đối với giá thép xây dựng, giá thép tháng 5 năm 2021 tăng so với giá tháng 2 năm 2020 là 49% (từ 11.340.608 đồng/tấn lên 16.869.341 đồng/tấn) và tăng so với tháng 12 năm 2020 là 30% (từ 12.944.499 đồng/tấn lên 16.869.341 đồng/tấn).
Đối với giá thép cuộn cán nóng HRC, giá thép HRC tháng 5 năm 2021 tăng so với giá tháng 2 năm 2020 là 94% (từ 9.000.000 đồng/tấn lên 17.500.000 đồng/tấn) và tăng so với tháng 12 năm 2020 là 48% (từ 11.800.000 đồng/tấn lên 17.500.000 đồng/tấn).
Dự cảm thị trường thép cuối năm
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2021, sản xuất thép của Việt Nam đạt hơn 15,9 triệu tấn các loại, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, phôi thép đạt 11,1 triệu tấn, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020.
Tiêu thụ sản phẩm thép 6 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 14,05 triệu tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, phôi thép 10,08 triệu tấn, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020.
Về năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, theo báo cáo của Cục Công Nghiệp, Bộ Công Thương, tình hình sản xuất thép năm 2020 và dự kiến năm 2021 của các đơn vị sản xuất thép ổn định và có mức tăng trưởng cao tại các doanh nghiệp có dự án mới đầu tư đi vào sản xuất (như Tập đoàn Hòa Phát, Công ty cổ phần Thép Nghi Sơn).
Trong đó, đối với sản phẩm phôi thép, Tập đoàn Hòa Phát và Công ty cổ phần Thép Nghi Sơn năm 2021 dự kiến có mức tăng trưởng lớn so với năm 2020. Cụ thể, Tập đoàn Hòa Phát tăng khoảng 38%, Công ty cổ phần Thép Nghi Sơn tăng 44%, Tổng công ty Thép Việt Nam tăng 7%.
Đối với thép xây dựng, theo ước tính, sản lượng sản xuất thép xây dựng năm 2021 của Tập đoàn Hòa Phát tăng khoảng 42% so với năm 2020, Công ty cổ phần Thép Nghi Sơn tăng khoảng 3 lần so với năm 2020 (theo báo cáo của Công ty), Tổng công ty Thép Việt Nam sản lượng tương đương năm 2020.
Đối với thép cuộn cán nóng (HRC), năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát dự kiến sản xuất 2.880.000 tấn, tăng trên 4 lần so với năm 2020 (năm 2020, dây chuyền sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất mới đi vào sản xuất và đã sản xuất được 686.433 tấn).
Theo báo cáo của các đơn vị, 5 tháng đầu năm 2021, tình hình tiêu thụ thép ổn định và có mức tăng trưởng cao, cung cấp đủ cho nhu cầu của thị trường đối với thép xây dựng và sản phẩm tôn mạ kẽm các loại.
Theo dự báo của ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia ngành thép, tình hình sản xuất, cung - cầu của sản phẩm thép trong năm 2021 tiếp tục phát triển ổn định. Mặt hàng thép xây dựng thông thường đáp ứng đủ nhu cầu thép cho thị trường trong nước và có xu hướng tăng trưởng chậm hơn so với 6 tháng đầu năm. Mặt hàng thép cuộn cán nóng (HRC) vẫn sẽ nhập khẩu do nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được khoảng hơn 50% nhu cầu sử dụng trong nước.
Bộ Công Thương cho hay, giá các sản phẩm thép đã đi vào ổn định và hình thành mặt bằng giá mới. Dự báo đến cuối năm 2021, giá thép thành phẩm (giao dịch tại thị trường Trung Quốc) sẽ giảm về mức giá 696,76 USD/tấn, giá quặng sắt 62% (giao tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc) sẽ giảm về mức 200 USD/tấn.
Đức Dũng (TTXVN)
LIÊN HỆ
BALESTEEL CO. LTD.
ĐC: 18 Thanh Vinh 10 - Hoà Khánh Bắc- Liên Chiểu, Đà nẵng
Cửa hàng: 92 Nguyễn Phước Lan, Cẩm Lệ , Đà nẵng
Tel/Fax : +84236.3 715571
MST : 0400622968
Mob : 0905258225 - 0903554866
Email : balesteel@gmail.com
Website: http://balesteel.com